QUY HOẠCH ĐÔ THỊ LÀ GÌ ?

pc_anbinh

Đó là câu hỏi đầu tiên trong rất nhiều nội dung liên quan đến vấn đề “Quy hoạch đô thị” mà một biên tập viên của Đài THVN đã email cho tôi trước khi tôi nhận được lời mời chính thức trở thành khách mời trong chương trình Đối thoại trẻ số 16 .

Tôi rất sợ phải trả lời những câu hỏi như vậy vì nói thực, để trả lời chúng chính xác thì rất vất vả. Thú vị thay, chưa kịp viết email trả lời thì một người bạn của tôi (anh Như Huy) đã góp một tay: “Quy hoạch đô thị là làm sao để đường dây cao thế không bị sét đánh”. Ngay lập tức, một blogger là sinh viên ngành quy hoạch phản bác: ”@Anan : đó là quy hoạch mạng lưới điện mà…”Có lẽ quy hoạch đô thị, trong vụ tai nạn này, phải là “làm sao cho dây điện đứt nhưng không chết người vì có hành lang bảo vệ hoặc được chôn ngầm” (hạ tầng kỹ thuật và quản lí đất đai), là “làm sao đường không ngập lụt” (thoát nước đô thị), là “làm sao tài xế xe buýt dừng xe khi người dân kêu cứu” (quy hoạch và quản lí giao thông công cộng), là “làm sao ông giám đốc sở điện lực và thậm chí ông bộ trưởng bộ năng lượng đứng ra nhận trách nhiệm và xin lỗi với gia đình nạn nhân cũng như đồng bào” (quản lí đô thị), và quan trọng hơn, là “làm sao sự cố sẽ được đem ngay vào giáo trình ngành điện, ngành quy hoạch và quản lí đô thị dạy cho sinh viên, cũng như tai nạn sẽ là bài học đầu tiên và cuối cùng” (giáo dục – đào tạo về quy hoạch đô thị).

Tiếp tục đọc “QUY HOẠCH ĐÔ THỊ LÀ GÌ ?”

THỦ THIÊM: NỬA THẾ KỶ LONG ĐONG QUY HOẠCH

Mặt bằng minh họa cho đồ án quy hoạch Thủ Thiêm năm 2012. Nguồn: Sasaki Associates (2012).

 

Trong khi Singapore phải lấn biển hàng chục năm để có thêm đất, Sài Gòn lại có sẵn ngay bán đảo Thủ Thiêm, đất dự trữ phát triển với ba mặt nhìn ra thành phố cũ, chỉ cách trung tâm hiện hữu một con sông rộng chưa tới 300m. Nhưng suốt 50 năm qua, sau ba đồ án quy hoạch đầy tham vọng trong lịch sử: 1965, 1972 và gần nhất là 2012, Thủ Thiêm vẫn là vùng đất nằm chờ cơ hội. Tiếp tục đọc “THỦ THIÊM: NỬA THẾ KỶ LONG ĐONG QUY HOẠCH”